Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Làm tốt tham mưu về cơ chế, chính sách để bảo vệ NLĐ

Đại biểu Bùi Văn Thạch

Do vậy, trong thời gian qua tại VN đã có trên 200.000 DN phá sản hoặc giải thể, dẫn đến một lực lượng công nhân tương đối lớn bị mất việc làm, phải tìm kiếm việc làm mới. Đây là khó khăn lớn mà tổ chức CĐ phải tham gia giải quyết. Trong thời gian tới, việc phục hồi của nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng, tuy ở mặt nào đó đã có khởi sắc nhưng lại xuất hiện một số khó khăn mới. Cần nhấn mạnh CĐ luôn đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, nhưng CĐ cũng là cầu nối giữa DN và NLĐ. Do vậy, CĐ cần phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như những khó khăn của các bên, để có những kiến nghị, tham mưu cho Đảng và Nhà nước về mặt cơ chế chính sách, đặc biệt là với Chính phủ và chính quyền các địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, qua đó để thúc đẩy phát triển SXKD của DN, tạo việc làm cho NLĐ. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề việc làm và đời sống cho công nhân.Chính Tiếnghi


Đại biểu Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch CĐCS Cty Pouyuen (TP.Hồ Chí Minh):4 chương trình hành động rất phù hợp, cần sớm đưa vào cuộc sống: Là Chủ tịch CĐCS một DN có hơn 78.000 đoàn viên CĐ, tôi thấu hiểu vai trò quan trọng của tổ chức CĐ đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Thực tế ở DN lớn như Cty Pouyuen, đôi lúc phát sinh những phức tạp trong quan hệ LĐ. Đó là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, mỗi khi phát sinh những vụ việc đó (điển hình là một số vụ ngừng việc tập thể của CN), tổ chức CĐ ở DN được sự hỗ trợ kịp thời của CĐ các cấp trên, đã bàn bạc và thống nhất nhanh với chủ DN, có biện pháp giải quyết kịp thời nên không để những tác động tiêu cực trở nên nghiêm trọng. Để làm được việc đó, CĐCS chúng tôi đã thực sự tạo được niềm tin từ chủ DN và NLĐ. Về phương hướng hoạt động mà ĐH lần này chỉ ra, tôi tâm đắc nhất với 4 chương trình hành động của ĐH XI. Mong ước của tôi là những chương trình hành động đó sớm được đưa vào cuộc sống, là kim chỉ nam cho hành động của các cấp CĐ trong cả nước.Phạm Chíghi

Đại biểu Đinh Thị Mai (dân tộc Tày, Chủ tịch CĐ Cty Xuất nhập khẩu Cao Bằng):
Cần đầu tư hơn nữa cho kỹ năng hoạt động CĐ. Điều quan tâm nhất của tôi tại đại hội CĐ toàn quốc lần này là làm sao để tổ chức CĐ tập trung nâng cao chất lượng CB CĐ các cấp, đặc biệt là nâng cao kỹ năng hoạt động CĐ của CB CĐCS, nhất là CB CĐ khối sản xuất kinh doanh, bởi khối này có vai trò rất lớn trong việc phát triển KTXH của đất nước. Tôi mong sau khi đại hội đưa vấn đề này ra bàn thảo, các đại biểu dự đại hội khi trở về địa phương, ngành mình sẽ phối hợp tốt với các cấp CĐ địa phương và CĐ ngành triển khai tập huấn bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho CB CĐCS. Theo tôi, kỹ năng hoạt động CĐ là rất quan trọng. CB CĐ có kỹ năng hoạt động thì mới đưa được các quy định của pháp luật và của tổ chức CĐ đi vào cuộc sống.

Từ đó, CB CĐ mới tham gia hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý cơ sở để phát triển sản xuất kinh doanh và chăm lo bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ. Tôi kỳ vọng Đại hội XI CĐVN có giải pháp đổi mới về hoạt động CĐ, nhất là CĐCS, vì đây là hạt nhân chính trị ở cơ sở để đại diện cho tiếng nói của NLĐ, đây cũng là tổ chức hoạt động đắc lực trong hoạt động chính trị và SXKD của đơn vị.Xuân Trườngghi

Đại biểu Bùi Thị Kim Liễu – CN Đội công viên cây xanh, Chủ tịch CĐCS Cty TNHH MTV môi trường đô thị Tam Điệp, Ninh Bình:
Cán bộ CĐ kiêm nhiệm còn gặp khó khăn về thời gian, kinh phí. Là cán bộ CĐ kiêm nhiệm, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là về thời gian và kinh phí hoạt động CĐ còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động CĐ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Tôi muốn chuyển tiếng nói của đoàn viên CĐ, NLĐ tới ĐH là: Các cấp CĐ phối hợp với các ngành chức năng, lãnh đạo chuyên môn quan tâm nhiều hơn nữa tới quyền lợi, chế độ chính sách theo luật định đối với CNLĐ. Ví dụ, hiện CNLĐ làm việc tại các Cty môi trường chưa được chế độ phụ cấp độc hại, chúng tôi rất mong CĐ sẽ kiến nghị để NLĐ được hưởng chế độ này.Lâm Hươngghi

Đại biểu Nguyễn Thị Thảo – CN tổ điện, Cty đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng):CĐ cần tuyên truyền pháp luật tới NLĐ. Trong thời gian vừa qua, ngành đóng tàu gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của NLĐ. Nhưng tôi thấy từ CĐ cấp trên đến CĐCS Cty đã có nhiều cố gắng chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ, nên chúng tôi đã yên tâm công tác, cùng với DN khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Lần đầu tiên được dự ĐH CĐ toàn quốc, tôi rất mong CĐ quan tâm chăm sóc đời sống CNLĐ tại cơ sở được nhiều hơn nữa, nhất là đối với LĐ nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại; tham gia cùng chuyên môn tìm được nhiều việc làm để NLĐ không phải nghỉ chờ việc như trước; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho NLĐ; đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật LĐ, tình hình SXKD của đơn vị, để NLĐ hiểu rõ, thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, chia sẻ khó khăn cùng DN.Hà Anh – Hà Thảoghi

Đại biểu Hồ Văn Quang – TCty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (đại biểu ngành công thương):Công đoàn phải luôn đồng hành cùng NLĐ. Là một đơn vị thi công xây lắp, chúng tôi luôn chỉ đạo các đơn vị quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của NLĐ, như tiền lương, tiền thưởng, BHXH và đặc biệt là điều kiện làm việc của họ. Được vinh dự là đại biểu chính thức đi dự ĐH CĐVN lần thứ XI, mang tiếng nói của những người thợ thi công xâp lắp điện đến với giai cấp công nhân và tổ chức CĐ, thông qua đại hội, thay mặt những người thợ xây lắp điện, tôi chuyển tới ĐH một thông điệp là “CĐ luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho NLĐ và giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách”.Đ.Tghi